Cuốn sách gửi tới chúng ta thông điệp: thực tế là không có thứ gì trên đời là nguyên bản. Vậy nên hãy học hỏi từ các tác phẩm của người khác, phối lại, mường tượng lại và khám phá ra trên con đường riêng của bạn. Hãy cứ dành thời gian cho những việc bạn thích làm, đôi khi những điều ban đầu chỉ là sở thích lại trở thành công việc bạn sẽ đeo đuổi suốt đời. Hãy cứ viết cuốn sách mà bạn muốn đọc, sản xuất bộ phim mà bạn muốn xem.
Như Nhà thiết kế Tạ Quốc Kỳ Nam cũng đã viết trong lời giới thiệu cuốn sách: “Sáng tạo là gì?”, “ranh giới giữa tìm cảm hứng và đạo nhái?”, “làm sao để làm tốt hơn việc mình đang làm?” và “ý tưởng đến từ đâu?”… Người ta kiếm rất nhiều tiền từ việc trả lời những câu hỏi này qua những khoá học, workshop, sách self-help… Nhưng cuốn sách này sẽ khiến bạn ngưng làm mình mệt mỏi với các câu hỏi sáo mòn ấy và đưa bạn đến bước tiếp theo hiệu quả hơn: bắt đầu “đánh cắp” những điều hay ho như cách những người bạn thần tượng làm nên sự nghiệp của họ, và bạn sẽ làm chuyện ấy tỉnh táo và bài bản – như một nghệ sĩ.”
TRÍCH CÁC Ý KIẾN
“Austin Kleon thực sự là một torng những người thú vị nhất trên Internet… Anh ấy đã đưa ra một ví dụ rõ ràng và hấp dẫn về khả năng sáng tạo bằng cách tổng hợp, cũng như vai trò của việc phối lại trong nền kinh tế ý tưởng” – The Atlantic
- “Đầy ắp những lời khuyên có cơ sở áp dụng cho hầu hết mọi công việc” - Tạp chí School Libar
- “Lỗi lạc, chân thực, và chính xác” - Rosame Cash
MỘT SỐ ĐOẠN TRÍCH
- “Thứ mà chúng ta nhìn được trong bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào chính là sự đấu tranh của người nghệ sỹ với chính giới hạn họ đặt ra.”
- “ Điều làm chúng ta thú vị không chỉ là những thứ mà ta đã trải nghiệm mà còn là những điều ta chưa thử qua. Điều này cũng áp dụng trong công việc của bạn: Bạn phải biết đón nhận những giới hạn mình đặt ra và bước tiếp. Vì cuối cùng sự sáng tạo không chỉ là những thứ chúng ta chọn để thể hiện, nó còn là những gì chúng ta chọn để bỏ ra.Vậy nên hãy chọn một cách khôn ngoan.”
- “Trong thời đại bùng nổ thông tin, những người có thể thăng tiến là những người biết phải bỏ qua việc gì, để có thể tập trung vào những việc quan trọng hơn. Không gì gây tê liệt hơn ý nghĩ rằng mọi khả năng đều khả thi. Cho rằng mình có thể làm được mọi thứ là một suy nghĩ đáng sợ.”
- “Thiết lập và duy trì một nhịp sinh hoạt thậm chí còn quan trọng hơn là có quá nhiều thời gian. Sự trì trệ sẽ giết chết sáng tạo. Bạn phải luôn giữ nhịp điệu. Khi bạn lạc khỏi nhịp điệu đó, bạn sẽ sợ phải quay lại làm việc, bởi bạn biết nó sẽ rất tệ lúc khởi động lại – cho đến khi bạn lấy lại được thời gian biểu cũ.”
- “Vấn đề với những sản phẩm sáng tạo là: Đôi khi đến lúc mà mọi người nhận ra giá trị thực sự của những thứ bạn làm ra thì, có lẽ a) bạn đã phát ngán về nó rồi, hoặc b) bạn đã qua đời. Bạn không thể cứ đi tìm sự công nhận từ bên ngoài. Một khi bạn đưa tác phẩm của mình ra thế giới, bạn không thể nào kiểm soát được cách mọi người sẽ phản ứng và nhìn nhận nó.”
-“Tất cả những gì bạn cần là một chút không gian và một chút thời gian – một nơi để làm việc, với một khoảng thời gian để làm nó; một chút cô đơn tự thân và một chút giam hãm tạm thời. Nếu điều kiện sống của bạn không cho phép điều đó, đôi khi bạn có thể tìm thấy một chút cô độc trong thiên nhiên.”
VỀ TÁC GIẢ:
Sách của tác giả Austin Kleon. Ông là nhà văn, và nghệ sĩ sống tại Austin, Texas, là tác giả của 3 cuốn sách bán chạy trên New York Times : Nghệ thuật « đánh cắp » ý tưởng ; Nghệ thuật PR bản thân ; Cứ làm đi và Newspaper Blackout
Giá sản phẩm trên Tôi đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Cuốn sách gửi tới chúng ta thông điệp: thực tế là không có thứ gì trên đời là nguyên bản. Vậy nên hãy học hỏi từ các tác phẩm của người khác, phối lại, mường tượng lại và khám phá ra trên con đường riêng của bạn. Hãy cứ dành thời gian cho những việc bạn thích làm, đôi khi những điều ban đầu chỉ là sở thích lại trở thành công việc bạn sẽ đeo đuổi suốt đời. Hãy cứ viết cuốn sách mà bạn muốn đọc, sản xuất bộ phim mà bạn muốn xem.
Như Nhà thiết kế Tạ Quốc Kỳ Nam cũng đã viết trong lời g...